Những cơn đau bụng kinh từ đâu đến? Cách giảm đau nhanh chóng.

06/11/2019

Mỗi lần ” tới tháng” chị em lại xuất hiện những cơ đau từ nhẹ đến dữ dội, gây mệt mỏi ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân những cơn đau đến từ đâu? Cách giảm đau bụng bụng kinh tức thì như thế nào? Cùng bác sĩ Chánh giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây:

Đau bụng kinh từ đâu?

Kinh nguyệt chính là quá trình bong lớp niêm mạc của tử cung. Khi “đến ngày” các mạch máu mở ra, lớp niêm mạc bị bong ra khỏi thành tử cung và cơ tử cung, co bóp để tống máu và mô ra bên ngoài. Lúc này, chị em sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ đến dữ dội tùy cơ địa từng người dưới vùng bụng hoặc thắt lưng.

Các cơn co hình thành là do cơ thể sản sinh ra prostaglandin – thủ phạm chính gây cơ đâu khi đến kỳ nguyệt san, chúng thường đau mạnh nhất vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó sẽ giảm dần các ngày còn lại. Lượng prostaglandin càng cao thì nữ giới bị đau bụng kinh càng mạnh.

Đau bụng kinh thường từ 2 nguyên nhân: tiên phát và thứ phát

Đau bụng kinh tiên phát khi chị em bước sang giai đoạn dậy thì (tức là bắt đầu có hành kinh). Và chúng sẽ có xu hướng giảm dần khi cơ thể đã bắt đầu ổn định. Còn đau bụng kinh thứ phát nguyên nhân đến từ bệnh lý liên quan quan đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ gây ra, thường gặp nhất là tình trạng lạc nội mạc tử cung.

Các nguyên nhân gây đau bụng kinh

Trong một số trường hợp, đau bụng kinh nguyệt không chỉ đơn thuần là hiện tượng bong lớp niêm mạc của tử cung mà nó còn đến từ nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Nếu tình trạng đau bụng kinh diễn ra trong suốt kỳ kinh, cơ đau dữ dội, khiến người bệnh nhợt nhạt, da xanh tái, thậm chí là ngất thì chị em cần lưu ý vì có thể bạn đã mắc một trong những bệnh lý phụ khoa sau:

  • Lạc nội mạc tử cung: Xuất hiện khi các mô bình thường phát triển bên trong tử cung, nhưng lại phát triển ngoài tử cung. Bệnh nghiêm trọng có thể phát triển ra buồng trứng, ruột và trong một số trường hợp hiếm hoi còn tìm thấy bên ngoài vùng chậu như phổi. Bệnh nhân khi bị lạc nội mạc tử cung thường có các triệu chứng như: đau khi đi tiểu, đau trong suốt thời kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục.
  • Vị trí của tử cung không bình thường: tử cung bị lùi về phía sau quá hoặc quá ngả về phía trước sẽ gây ảnh hưởng đến máu kinh lưu thông,  gây ra tình trạng đau bụng trong suốt thời kỳ “đèn đỏ”.
  • Tử cung co thắt quá độ: là tình trạng cơn đau co thắt kéo dài, không trở lại vị trí bình thường. Do đó gây nên hiện tượng đau bụng kinh nguyệt.
  • Do ống cổ tử cung hẹp: khi ống cổ tử cung quá hẹp sẽ gây cản trở máu kinh nguyệt lưu thông tạo ra các cơ đau.
  • Do di truyền: Nếu gia đình bạn có người thân bị đau bụng kinh thì khả năng cao bạn cũng bị di truyền giống theo gen dòng họ.
  • Do yếu tố nội tiết của phụ nữ: cơ đau là do nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu giai đoạn hành kinh tăng lên. Chị em bị đau nhiều do có hàm lượng prostaglandin trong các mô nội mạc tử cung tăng cao rõ rệt hơn đối với những phụ nữ bình thường.

Đau bụng kinh còn do một số nguyên nhân

  • Ăn quá nhiều thực phẩm lạnh.
  • Vận động mạnh, quá sức
  • Thường xuyên bị stress, làm việc nặng nhọc hoặc có vấn đề về tâm lý
  • Yếu tố bên ngoài tác động như ô nhiễm môi trường do khí thải của các nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học,…

Do đó, trong thời gian này, chị em cần phải giữ ấm cho cơ thể, tạo cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giảm tình trạng đau bụng kinh kéo dài.

Bí quyết làm giảm bụng kinh dữ dội tức thì?

Khi bị đau bụng kinh, chị em cần xác định bản thân thuộc trường hợp đâu bụng kinh do nguyên phát hay thứ phát. Tùy từng dạng đau bụng kinh mà có hướng đối phó, khắc phục và điều trị khác nhau, cho phù hợp.

  • Cách xử lý với thống kinh nguyên phát

Do là đau bụng không liên quan tới các bệnh lý, nên cách điều trị là làm giảm nồng độ prostaglandin từ đó giảm cơn đau trong những ngày đèn đỏ.

Biện pháp giảm đau có thể áp dụng như chườm ấm, massage hoặc dùng thuốc giảm đau để giảm co thắt tử cung, làm mất cảm giác nhận biết cơ đau của não bộ.

10 cách giảm đau bụng kinh

Một số thuốc có thể sử dụng để giảm đau bụng kinh như paracetamol, ibuprofen, naproxen, meloxicam,…

  • Cách xử lý với thống kinh thứ phát

Với cơn đau bụng kinh thuộc dạng thống kinh thứ phát nguyên nhân từ bệnh lí, vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn thăm khám. Với mỗi dạng bệnh lý sẽ có nguyên nhân và hướng điều trị khác nhau, bác sỹ chuyên khoa sẽ trực tiếp tư vấn sau khi đã thăm khám cụ thể.

Nếu muốn giảm đau ngay tức khắc chị em có thể giảm đau bằng cách dùng thuốc giảm đau để duy trì được các sinh hoạt hàng ngày một cách bình thường. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng gây nhờn thuốc, về lâu dài vẫn nên điều trị triệt để bệnh lý gây đau bụng kinh dữ dội để không phụ thuộc vào thuốc giảm đau.

Nếu bạn vẫn chưa biết tại sao đau bụng kinh dữ dội với trường hợp của bạn và hướng khắc phục tốt nhất, bạn có thể liên hệ 0905 246 182 để gặp bác sĩ tư vấn trực tiếp và đặt lịch khám


Trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ – Bác sĩ Trương Thị Chánh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư vấn Online