POLYP NỘI MẠC TỬ CUNG – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

06/01/2020

Polyp nội mạc tử cung là bệnh do sự hình thành và phát triển của các khối u cục, có kích thước chỉ vài mm, phát triển từ bên trong lớp nội mạc tử cung hướng vào lòng tử cung,… Đây là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của nữ giới nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

DẤU HIỆU CỦA POLYP NỘI MẠC TỬ CUNG

Polyp tử cung thường rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu vì biểu hiện và ảnh hưởng của bệnh không rõ ràng, cụ thể. Những dấu hiệu sớm nhất ở người bệnh mắc polyp tử cung thường thấy có thể kể đến như:

– Rối loạn kinh nguyệt.

– Lượng máu quá nhiều hoặc quá ít trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Phụ nữ sau mãn kinh bị xuất huyết âm đạo nhẹ.

– Khô âm đạo, đau rát khi giao hợp, xuất hiện dịch tiết kèm nhầy.

– Bị đau tức ở vùng bụng dưới.

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA POLYP NỘI MẠC TỬ CUNG

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hình thành polyp ở nội mạc tử cung, như:

– Do nhau thai còn sót lại trong quá trình nạo hút thai hoặc do sinh đẻ.

– Viêm nội mạc tử cung kéo dài hoặc lạc nội mạc tử cung khiến lớp niêm mạc khi bong tróc không được đào thải.

– Thường xuyên sử dụng tamoxifen để điều trị ung thư vú.

POLYP NỘI MẠC TỬ CUNG CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO?

Khi những khối polyp hình thành phát triển trong lớp nội mạc tử cung gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe sinh sản nữ giới.

– Đối với nữ giới bình thường: gây ra những cơn đau ở bụng dưới và rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, tiểu buốt, rắt,…

– Đối với nữ giới trong thời kỳ mang thai: Polyp nội mạc tử cung là nguyên nhân gây sảy thai, dị tật thai nhi do sự phát triển của những khối polyp chèn ép lên bào thai trong quá trình phôi thai làm tổ và phát triển.

Ở một số ít trường hợp, polyp tử cung có thể chứa tế bào ác tính, nguyên nhân gây ung thư đe dọa sức khỏe và tính mạng của chị em.

ảnh hưởng của polyp cổ tử cung

CÁCH ĐIỀU TRỊ POLYP NỘI MẠC TỬ CUNG

Muốn ngăn chặn những ảnh hưởng từ polyp tử cung, chị em cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh. Cần thăm khám phụ khoa định kỳ là cách tốt nhất giúp chị em sớm phát hiện mình mắc polyp tử cung hay không.

Tại trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ – bác sĩ Trương Thị Chánh hiện đang thăm khám và điều trị polyp tử cung bằng phương pháp cắt và đốt chân polyp tử cung bằng dao điện. Cách điều trị này giúp loại bỏ polyp triệt để và hiệu quả nhanh chóng. Sau khi điều trị, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc cân bằng nội tiết nhằm ngăn ngừa polyp tử cung tái phát ở những vị trí khác.

Chẩn đoán

1.Triệu chứng:

• Xuất huyết tử cung bất thường (AUB), 64 – 88% trường hợp polyp lòng TC có AUB. Tính chất xuất huyết: thường giữa chu kỳ, rỉ rả; hoặc xuất huyết nặng hơn trong chu kỳ (cường kinh).

• Có thể kèm theo đau bụng, thiếu máu.

• Một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng, được phát hiện tình cờ khi khảo sát hiếm muộn, hoặc qua xét nghiệm tế bào học CTC, sinh thiết buồng tử cung

2. Phương pháp chẩn đoán

• Siêu âm vùng chậu, trong dó siêu âm đầu dò âm đạo (Transvaginal ultrasound-TVUS) là lựa chọn đầu tiên để đánh giá bệnh lý phụ khoa ở những trường hợp có AUB, có độ nhạy 91% và độ đặc hiệu 90%

• Siêu âm bơm nước buồng TC (saline infusion sonogram-SIS), độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 92%

• Nội soi buồng tử cung chẩn đoán, độ nhạy 90% và độ đặc hiệu 93%Siêu âm bơm nước BTC và nội soi BTC giúp chẩn đoán hình dạng tổn thương polyp, vị trí rõ ràng hơn so với siêu âm đầu dò âm đạo. Ngoài ra, troong quá trình NS BTC có thể can thiệp điều trị cắt bỏ khối polyp.

* Chẩn đoán xác định tính chất lành tính hay ác tính polyp lòng TC cần dựa trên đánh giá mô học sau khi đã sinh thiết (hoặc can thiệp cắt bỏ) khối polyp.

3.Chẩn đoán phân biệt

• Polyp lòng TC có thể chẩn đoán nhầm với u xơ tử cung dưới niêm, có thể phân biệt bằng phương pháp siêu âm bơm nước BTC hoặc nội soi BTC. Nội soi BTC cho chẩn đoán chính xác nhất

• Đặc điểm của polyp lòng TC: có màu đỏ thẫm, mỏng hơn, mô bở hơn dễ rách khi chạm dụng cụ. Trong khi đó u xơ tử cung mô chắc hơn và có mạch máu tăng sinh bề mặt. Ngoài ra cần phân biệt polyp với các bệnh lý tăng sinh NMTC, ung thư NMTC.

Điều trị

* Chỉ định điều trị

• Khoảng 6,3% polyp lòng TC sẽ thoái triển, nhất là những trường hợp polyp kích thước < 10 mm.

• Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng và loại trừ bệnh lý ác tính. Việc điều trị dựa trên sự phân nhóm như sau:

1. Nhóm phụ nữ tiền mãn kinh
  • Nếu có triệu chứng, cần phải tiến hành cắt polyp bất kể giai đoạn nào.
  • Nếu không có triệu chứng, chỉ định cắt polyp chủ yếu liên quan đến việc đánh giá nguy cơ tăng sản NMTC hoặc bệnh lý ác tính.

* Tất cả các trường hợp không triệu chứng được chỉ định cắt polyp khi:

– Kích thước > 1.5cm

– Đa polyp

– Khối polyp thò ra ngoài cổ tử cung

– Có polyp ở những trường hợp hiếm muộn

polyp nội mạc tử cung

2. Nhóm phụ nữ hậu mãn kinh

Nguy cơ ác tính của polyp ở nhóm phụ nữ hậu mãn kinh cao hơn so với nhóm phụ nữ tiền mãn kinh. Do đó ở những phụ nữ mãn kinh có polyp lòng TC dù có hay không có triệu chứng đều cần được chỉ định cắt polyp.

* Phương pháp điều trị

1. Điều trị nội khoa

• Dụng cụ tử cung chứa Levonogestrel, có thể ngừa hình thành polyp, nhất là ở những trường hợp có dùng tamoxifen

• Dùng GnRH đồng vận trước khi thực hiện phẫu thuật cắt polyp. Hiệu quả của phương pháp này không khác biệt so với cắt polyp đơn thuần mà không cần điều trị GnRH đồng vận. Do đó không cần thiết chỉ định điều trị phối hợp ở những trường hợp

2. Điều trị ngoại khoa

• Phẫu thuật nội soi buồng tử cung cắt polyp được chỉ định cho hầu hết các trường hợp.

Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, hiệu quả cao, thời gian nằm viện ngắn.

• Sinh thiết buồng tử cung có thể giúp loại bỏ polyp tuy nhiên được xem như là thủ thuật làm mù, do không nhìn thấy chính xác vị trí polyp nên không chắc chắn loại bỏ hoàn toàn khối polyp, đồng thời có thể làm mô vụn gây khó khăn cho việc đánh giá mô học.

Tiên lượng sau điều trị

• Việc cắt bỏ polyp có thể cải thiện triệu chứng 75 – 100% ở nhóm phụ nữ có biểu hiện triệu chứng

• Tỷ lệ tái phát sau cắt polyp là 2,5% – 43,6%, tuỳ thuộc vào thời gian theo dõi, số lượng và loại polyp. Tái phát thường ở những trường hợp polyp có tăng sản nội mạc tử cung không điền hình và ở phụ nữ hiếm muộn, điều trị lâu dài với Tamoxifen

.• Tỷ lệ mang thai cải thiện từ 43% – 80%.

Tài liệu tham khảo:

1. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/benh-phu-khoa/phau-thuat-noi-soi-buong-tu-cung/

2. https://www.uptodate.com/contents/endometrial-polyps

3. Yang, Jehn-Hsiahn, et al. “Factors influencing the recurrence potential of benign endometrial polyps after hysteroscopic polypectomy.” PloS one 10.12 (2015): e0144857.4. Worldwide, AAGL Advancing Minimally Invasive Gynecology. “AAGL practice report: practice guidelines for the diagnosis and management of endometrial polyps.” Journal of Minimally Invasive Gynecology 19.1 (2012): 3-10.

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ SẢN KHOA
✅ Phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần, đặc biệt với chị em có tiền sử mắc bệnh phụ khoa thì 3 tháng/lần đi kiểm tra.
✅ Đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường tại vùng kín như: ngứa ngáy, khó chịu, hay đau rát, huyết trắng có màu lạ, mùi hôi, ra máu giữa chu kỳ, … TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý dùng thuốc tại nhà.
✅ Để phòng bệnh, nên thường xuyên vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ bằng nước ấm hoặc sản phẩm vệ sinh chuyên dụng được bác sĩ chỉ định dùng, thực hiện đời sống “chăn gối” lành mạnh, một vợ một chồng.

>>> Đặt lịch khám: https://bacsichanh.com/lien-he/

TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ
📍 Địa chỉ: 192 Nguyễn Hữu Thọ- Tp Đà Nẵng
📞 Điện thoại: 0905246182 – 0918347565
🌐Website: https://bacsichanh.com/

 

 

Tư vấn Online