Chăm sóc mẹ sau sinh

25/10/2019

Sau sinh, nhiều gia đình quá chú trọng vào bé mà quên đi việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ. Đặc biệt là trong 30 ngày đầu tiên, cần chăm sóc mẹ sau sinh cẩn thận để mau hồi sức.

Những việc nên làm để chăm sóc mẹ sau sinh

  • Chăm sóc thể chất: Ăn, ngủ, làm việc và luyện tập đúng cách.
  • Giao lưu với những ông bố bà mẹ khác: trò chuyện cùng những vị phụ huynh khác bạn sẽ được chia sẻ về những khó khăn mình gặp phải và trao đổi được nhiều kinh nghiệm hữu ích.
  • Chấp nhận cảm xúc tiêu cực: Thời gian làm quen với vai trò mới “làm mẹ” không phải luôn vui vẻ. mẹ sẽ gặp tình trạng stress thường xuyên, nên cần chuẩn bị sẵn tình thân đối mặt nhé.
  • Chú trọng những cảm xúc tích cực: hãy cố gắng làm cho bản thân cảm thấy dễ chịu như massage, đắp mặt nạ, nghe nhạc…
  • Nghỉ giải lao: Mẹ có thể nhờ người thân chăm bé để giành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân.
  • Luôn vui vẻ: Đừng quá lo láng, hay cố tạo niềm vui cho mẹ. Cố gắng cười lớn ít nhất 1 lần/ ngày.

Kinh nghiệm chăm sóc cơ thể phụ nữ sau sinh

Đối với vệ sinh thân thể, cần vệ sinh âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày. Nếu dịch âm đạo ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Cần thay băng, khăn, giấy vệ sinh, nước rửa sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa. Sau khi rửa xong thì lau khô bằng khăn mềm…

Trong quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ tiết ra nhiều mồ hôi, cơ thể dễ bẩn, tạo điều kiện nhiễm khuẩn gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nên sau khi sinh, khoảng 2-3 ngày mẹ có thể tắm toàn thân nhưng cần tắm nhanh từ 5-10 phút, không nên tắm trong bồn hay trong chậu (không nên ngâm mình trong nước).

Phòng tắm phải kín gió và tắm bằng nước ấm dù ngoài trời nóng hay lạnh. Lau khô người thật nhanh và mặc quần áo kín cổ, tay chân. Với các sản phụ đẻ mổ hay cắt tầng sinh môn, nên thận trọng với vết thương để tránh bung chỉ.

Từ 3-4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu nhưng nên gội nhanh và lau khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc. Không tắm gội cùng lúc để tránh phải tiếp xúc lâu với nước, gây chóng mặt và có thể té ngã do phải vận động và cúi đầu lâu.

Chăm sóc nhũ hoa của sản phụ

Đối với vú, sau khi sinh từ 2-3 ngày, vú bắt đầu tiết sữa, bạn nên cho bé bú ngay sữa non, bú nhiều lần trong ngày để kích thích vú tiết sữa. Tránh vắt, bóp quá mạnh, sai cách gây vỡ tuyến, tia sữa. Cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt, sớm bình phục và tạo sự gắn bó tình cảm mẹ con.

Trong thời gian cho con bú, vú mẹ sẽ bị căng sữa liên tục khiến ngực bị biến dạng. Hơn nữa, nhiều chị gặp tình trạng ngực bị co kéo, chảy xệ, nhũ hoa bị thâm sạm. Để hạn chế trường hợp này xảy ra, chị em  cần chú ý đến chế độ chăm sóc vòng 1 và cho bé bú đều ở cả 2 bên. Ngoài ra, chị em nên massage nhẹ nhàng vùng ngực trước khi cho con bú, điều này không chỉ tốt cho vòng 1 mà còn giúp tiết sữa nhanh hơn.

Chăm sóc vùng kín và giúp co hồi dạ con sớm

Đối với các mẹ sinh thường, khu vực giữa âm đạo và hậu môn có thể bị bác sĩ rạch để hỗ trợ cho việc chuyển dạ thành công. Nên khu vực này thường rất nhạy cảm trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên.

Để làm giảm sưng, đau hoặc ngứa ở khu vực rạch tầng sinh môn, các mẹ có thể thử vài gợi ý sau:

  • Trong vòng 24 giờ sau sinh, bạn nên chườm một túi nước đá vào khu vực sinh môn.
  • Vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm
  • Nghỉ ngơi: mẹ nên nằm nghiêng tốt hơn, tư thế này sẽ làm giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Bài tập Kegel:  giúp tăng cường cơ bắp ở đáy chậu, giúp khu vực này mau lành. Để bắt đầu, hãy thắt chặt cơ như lúc đang cố nín tiểu. 10 giây sau đó, thả lỏng. Cố gắng lặp lại 20 lần bạn sẽ thấy hiệu quả trông thấy.
  • Sạch sẽ: Giữ cho vùng sinh môn sạch sẽ, khô ráo, nên thay bỉm thường xuyên, ít nhất 4 tiếng một lần. Quần áo thoải mái và Chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống đủ nước

Với tình trạng bình thường vết khâu sẽ liền hoàn toàn sau 2 – 3 tuần, phục hồi cảm giác ban đầu. Không nên quan hệ sớm, ít nhất là 2 tháng sau sinh.

Ngược lại, nếu không chăm sóc vùng kín chu đáo, người mẹ sẽ gặp phải một trong những vấn đề sau: vết thương bị nhiễm khuẩn; có dấu hiệu sưng tấy, rát hoặc ngứa; có mùi hôi khó chịu…

Nguy hiểm hơn, mẹ có thể mắc phải một số căn bệnh phụ khoa sau sinh như khí hư (huyết trắng), viêm nấm… và có cảm giác một chút đau khi “yêu” do vết rạch tầng sinh môn và chứng khô âm đạo. Gặp trường hợp này mẹ cần đến ngay Phòng khám sản phụ khoa uy tín để khám và điều trị.

Tập trung vào chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh

Sau sinh, mẹ bị mất máu nhiều nên cần được ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Không nên kiêng khem quá độ, ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh các gia vị như ớt, cà phê, trà sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa.

Các bà mẹ nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày và uống thêm nước hoa quả, sữa để có đủ sữa cho con bú.

Đối với các mẹ sinh mổ, chưa thấy dấu hiệu thông ruột thì không được ăn cháo thịt, cháo cá, cháo móng giò, sữa tươi, sữa đậu nành, nước mía…

Mẹ sinh mổ chỉ nên ăn cháo loãng, không ăn những món khó tiêu, thực phẩm lên men. Khi đường ruột đã hồi phục, mẹ có thể ăn chế độ bình thường.

Đối với các mẹ bị rạch tầng sinh môn, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 khẩu phần ăn/ ngày trong những ngày đầu sau sinh, dần dần có thể ăn chế độ bình thường.

Đừng quên làm đẹp, chăm sóc làn da và vóc dáng

Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất mẹ mau bình khục sức khẻo, lấy lại vóc dáng. Để tránh tình trạng bị chứng són tiểu sau này, bà mẹ có thể tập hít thở; có thể dùng, tã cotton bó bụng để tránh xổ bụng, tập thể dục nhẹ nhàng để sớm lấy lại hình dáng thon thả.

Đối với làn da: Sau khi sinh xong 10 ngày, mẹ bắt đầu thoa nghệ tươi trong vòng 01 tháng. Sau đó thoa cao bí đao và mặt nạ hồng hoa với nghệ và dầu oliu, mật ong và dầu dừa.

Đối với bụng: Thì mình nằm muối gừng và ngải cứu

Đối với sản dịch bên trong: mẹ nên uống thêm tinh nghệ và mật ong

Phòng khám sản phụ khoa chất lượng cao

  • Địa chỉ: 192 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
  • E-mail: chanhttspk@gmail.com
  • SĐT: 0905 246 182 – 0918 347 565

 

 

 

 

 

 

 

Posted in Thai kì by rin | Tags:
Tư vấn Online