Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám phụ khoa

19/10/2019

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2014, Việt Nam có hơn 90% phụ nữ ít nhất một lần từng mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Con số đáng báo động này đã chứng minh rằng, để tự bảo vệ mình thì phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ theo sự tư vấn của bác sĩ.

Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan và còn e ngại nên rất nhiều phụ nữ không coi trọng việc đi khám phụ khoa định kỳ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ngày một tăng cao hơn. Vì vậy, điều đầu tiên mà nữ giới cần làm đó chính là loại bỏ tâm lý e sợ và sau đó cần nắm được khám phụ khoa là khám những gì, các bước khám với bác sĩ diễn ra như thế nào sẽ giúp phụ nữ có được sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi thăm khám diễn ra suôn sẻ.

1. Vì sao nên khám phụ khoa định kỳ?

Khám phụ khoa thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, chăm sóc cơ thể đúng cách và quan trọng là ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên khám định kỳ cho dù bạn có triệu chứng hay không.

Mỗi lần khám phụ khoa định kỳ, việc phát hiện bệnh để điều trị sẽ dễ dàng và không bị tốn kém. Đối với những phụ nữ đã sinh đẻ, phụ nữ trên 35 tuổi hay đang ở thời kỳ tiền mãn kinh thì việc khám phụ khoa định kỳ còn giúp bạn ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung…

Qua việc thăm khám, phụ nữ sẽ được khám kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) & cơ quan sinh dục trong (tử cung, tai vòi và buồng trứng). Từ việc khám phụ khoa, bác sĩ có thể phát hiện các dị dạng đường sinh dục có thể ảnh hưởng tới khả năng có thai (như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn), các rối loạn chức năng của buồng trứng…

Ngoài ra, khám phụ khoa định kỳ, chị em còn được tư vấn về sức khỏe sinh sản, về cách phòng tránh thai an toàn hiệu quả, cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi khuê phòng, phát hiện được những rối loạn về nội tiết, tâm lý… để từ đó có phương hướng điều trị.

2. Khi nào cần đi khám phụ khoa?

Nên bắt đầu đi khám phụ khoa khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên hoặc khi được 21 tuổi, tuỳ điều kiện nào đến trước. Chị em không nên do dự hay ngần ngại, và có thể tìm phòng khám tin tưởng, bác sĩ tin cậy. Vì đây là vấn đề tế nhị, cần phải thăm khám thường xuyên nhất là đối với những người có tiền sử gia đình bị bệnh ung thư, có quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là những người có dấu hiệu rõ ràng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa như ngứa, ra khí hư, mụn cóc âm đạo…

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Dù không có triệu chứng gì thì bác sĩ cũng khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Còn đối với những người có tiền sử mắc bệnh phụ khoa thì 6 tháng/lần đi kiểm tra. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như: soi tươi, nhuộm và cấy huyết trắng, siêu âm, soi cổ tử cung và nhất là phết tế bào âm đạo Pap smear để chẩn đoán sớm bệnh lý ung thư cổ tử cung.

Nếu chỉ khi thấy có các dấu hiệu triệu chứng điển hình thì phụ nữ mới đi khám bệnh, lúc đó bệnh đã tiến triển nặng, sẽ tốn kém công sức, tiền bạc mà đôi khi không mang lại hiệu quả điều trị cao vì bệnh dễ bị mắc lại.

3. Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám phụ khoa

Dưới đây là một số lưu ý cơ bản chị em nhất định phải ‘bỏ túi’ khi có ý định đi khám phụ khoa.

1. Không đi khám phụ khoa khi đang trong thời kì kinh nguyệt

Thời kì kinh nguyệt, cấm tuyệt đối việc đi khám phụ khoa, vì vừa mất vệ sinh vừa không mang lại kết quả chính xác, khó kiểm tra, xét nghiệm. Tốt nhất bạn nên đợi đến 3 ngày sau khi sạch kinh, và nên đi vào buổi sáng.

2. Không khám khi vừa mới có quan hệ tình dục

Khi mới có quan hệ tình dục hoặc có sự thâm nhập vào âm đạo (chẳng hạn như dùng thuốc đặt) trong vòng 1-2 ngày thì không nên đi khám phụ khoa. Lúc này, mọi kết quả đều không chính xác.

3. Không thụt rửa âm đạo bằng dung dịch vệ sinh trước khi đi khám

Trước khi khám phụ khoa 3 ngày, không nên dùng các dung dịch sát khuẩn hay bất cứ loại dung dịch gì để vệ sinh âm đạo. Vì nếu các vi khuẩn bên trong âm đạo tạm thời bị diệt sạch sẽ ảnh hưởng đến kết quả độ chính xác của xét nghiệm. Điều này chị em phải cực ki lưu ý nhé.

Ngoài ra, chị em trước khi đi khám phụ khoa cũng cần chuẩn bị cho mình loại trang phục phù hợp, tốt nhất là nên mặc váy để không bị khó khăn và mất thời gian.

4. Uống chút nước trước khi bạn vào phòng khám

Thường thì, xét nghiệm nước tiểu là một phần trong quy trình khám phụ khoa tổng quát để xác định xem bạn có bị nhiễm trùng bàng quang hay tiểu đường không. Do đó bạn nên uống một chút nước để dễ dàng hơn cho việc lấy mẫu nước tiểu.

Không phải lần khám phụ khoa nào bạn cũng bị yêu cầu phải lấy mẫu máu, nghĩa là nếu như các vấn đề sức khẻo của bạn ở trạng thái bình thường thì bạn không cần xét nghiệm máu. Trừ khi bạn muốn sàng lọc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục thì có thể làm điều này.

5. Chuyên gia y tế có thể hỏi bạn những vấn đề rất riêng tư

Ngoài việc yêu cầu trả lời những câu hỏi thông thường về chiều cao, cân nặng, đo huyết áp hay tiền sử các bệnh hoặc sử dụng thuốc trước đây của bạn. Chuyên gia y tế có thể sẽ hỏi những vấn đề rất tế nhị. Vì thế bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng cho sự trung thực.Một số trong số chúng có vẻ cá nhân, chẳng hạn như câu hỏi về kinh nguyệt hoặc các hoạt động tình dục của bạn (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn). Nếu bạn lo lắng về tính bảo mật, bạn nên nói về nó trước khi bạn trả lời bất kỳ câu hỏi nào.

Hầu hết các chuyên gia phụ khoa đều được đào tạo để thực hiện việc khám và duy trì cuộc nói chuyện trong khi khám. Những người có kinh nghiệm thường sử dụng ngôn từ phù hợp để tránh được những nhận xét khiêu khích hay ám ảnh về tình dục.

4. Quy trình khám chữa bệnh tại phòng khám sản phụ khoa Bác sĩ Chánh.

Thông thường, khám phụ khoa sẽ được thực hiện các bước sau:

Bước 1: Hỏi thông tin, tình trạng hiện tại của bệnh nhân

Trước khi tiến hành thực hiện các hoạt động thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý, dấu hiệu bất thường và tiểu sử bị của bệnh nhân. Qua các thông tin khảo sát này, bác sĩ sẽ quyết định các bước thăm khám chi tiết tiếp theo.

Bước 2: Thăm khám bên ngoài

Ở bước khám này, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục, vùng ngực xem có gì bất thường không.

Bước 3: Khám âm đạo

Trong bước khám âm đạo này, bác sĩ sẽ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không. Sau đó sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt để đưa vào bên trong âm đạo nhằm quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Ở bước này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào nếu nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh phụ khoa.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục đối với phụ nữ đã có gia đình hay từng quan hệ tình dục. Còn với những bạn gái chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang ngồi, trẻ em và văn bản

Bước 4: Xét nghiệm dịch âm đạo

Hầu hết các buổi khám phụ khoa đều bao gồm bước xét nghiệm dịch âm đạo, nhằm giúp bác sĩ xác định xem liệu bạn có mắc các bệnh viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn hay không. Dịch âm đạo thường được bác sĩ lấy trên đầu dò siêu âm hoặc lấy khi soi âm đạo bằng mỏ vịt.

Bước 5: Khám tử cung

Bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí, kích thước của tử cung. Ngoài ra, tại bước này bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng. Khám tử cung là để xác định bệnh lý tại tử cung, bác sĩ không thể bỏ qua bước thăm khám này.

Bước 6: Xét nghiệm

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Bước 7: Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại

Sau khi kiểm tra tổng quát và nắm được các thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất, đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.

Phòng khám Sản phụ khoa Bs Trương Thị Chánh

Địa chỉ: 192 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
E-mail: chanhttspk@gmail.com
SĐT: 0905 246 182 – 0918 347 565

Tư vấn Online