Các mốc khám thai định kỳ mà mẹ bầu nên nhớ 

24/10/2019

Khám thai định kỳ theo lịch hẹn là việc rất quan trọng mà mẹ bầu nên tuân thủ trong suốt thời gian mang thai. Việc khám thai thường xuyên không chỉ giúp mẹ bầu được chăm sóc sức khỏe đúng cách mà còn mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi.

Nếu bạn đang thắc mác Các mốc khám thai định kỳ mà mẹ bầu nên nhớ? Thì cùng Phòng khám sản khoa bác sĩ Chánh tham khảo bài viết sau nhé.

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ

Trong thời gian mang thai, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, bạn nên được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất thông qua việc khám thai định kỳ. Thông qua việc khám thai thường xuyên, bác sĩ sẽ biết được tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, phát hiện những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ đệ hạn chế và khác phục.

Bạn có thể theo dõi sự lớn lên của thai nhi thông qua các buổi thăm khám định kỳ. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Sau lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ cho bạn lịch khám thai cụ thể của lần kế tiếp. Bạn sẽ được yêu cầu đi khám mỗi tháng một lần trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Sau đó, lịch khám thai sẽ thường xuyên hơn. Trung bình sẽ có khoảng 10 – 15 lần khám thai.

Các mốc khám thai định kỳ quan trọng mà mẹ bầu nên nhớ

  1. Lần khám thai đầu tiên

Mục đích đầu tiên là xác định có thai, tim thai, số lượng thai và ngày sinh dự đoán. Tuổi thai tốt để dự đoán ngày sinh chính xác nhất là tư 8 tuân -10 tuần thai. Đồng thời vào lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ có thể phát hiện được các bệnh lý phụ khoa kèm theo như u nang buồng trứng, u xơ tử cung. Đây là những bệnh lý khó phát hiện được khi thai đã lớn..

Vào lần khám thai đầu tiên này các xét nghiệm cần làm bao gồm các xét nghiệm sàng lọc bệnh lý của mẹ
• Công thức máu
• Sắt
• Nhóm Máu
• Rhesus
• Các bệnh lây truyền (viêm gan B, giang mai, HIV)
• Và xét nghiệm nước tiểu
Nếu bạn hoặc gia đình bạn có tiền sử nguy cơ như đái đường, béo phì, ung thư cổ tử cung, mẹ bầu sẽ được tư vấn làm một số xét nghiệm bổ sung cần thiết..

Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn bạn trở lại khám sau khoảng 4 tuần. Đôi khi lịch khám thai cho lần khám kế tiếp chỉ sau lần khám đầu tiên khoảng 1 – 2 tuần. Điều đó phụ thuộc vào sức khỏe của bạn hoặc tình trạng phát triển của thai nhi, tuổi thai.

 

  1. Lần khám thai thứ 2: (6 tuần – 10 tuần)

Nếu lần khám thai đầu tiên thai còn quá nhỏ, bác sĩ siêu âm chưa kiểm tra được tim thai hoặc phôi thai có vấn đề, bác sĩ sẽ hẹn bạn khám thai lần thứ hai khi thai khoảng 8 tuần.

Ở lần khám thai này, bác sĩ vẫn tiến hành các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, thử máu mẹ bầu và siêu âm để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi.

  1. Lần khám thai thứ 3 ( tuần 10 – tuần 14)

Kể từ tuần thai thứ 10, ngoài các thăm khám thường quy định kỳ như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, siêu âm bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm quan trọng khác.

Đây là thời điểm sàng lọc quan trong nhất trong cả thai kì. Bạn cần làm siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm Double test để sàng lọc nguy cơ thai mắc bệnh lý bất thường nhiễm sắc thể (Bệnh Down, Edward, Patau)

Các bệnh lý này thường không phát hiện được hoàn toàn bằng siêu âm và di chứng lại rất nặng nề

  1. Lần khám thai thứ 4: Khi thai từ 16 – 18 tuần

Ở lần khám thai này thai nhi sẽ được siêu âm sàng lọc sớm các bất thường về hình thái.. Mẹ bầu có thể làm Triple Test nếu siêu âm có bất thường mà bạn chưa được làm Double test trước đó hoặc Doule test bất thường.

Ngoài ra Triple test còn giúp phát hiện nguy cơ các dị tật hệ thần kinh trung ương (bất thường não, nứt đột sống)

Nếu thai có nguy cơ cao bị các bệnh lý bất thường nhiễm sắc thể, bạn sẽ được tư vấn chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để xác định chẩn đoán chính xác.

  1. Lần khám thai thứ 5: Khi thai được 20 tuần – 23 tuần

Đây là thời điểm sàng lọc tốt nhất về hình thái, giúp phát hiện được hầu hết các dị tật về hình thái em bé nếu có. Lúc này các cơ quan của thai nhi đều đã hình thành rõ nét và khá hoàn thiện

Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, bạn sẽ được chỉ định làm siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường của bé (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, dung lượng nước ối.

Dựa vào kết quả siêu âm nếu nhận thấy thai nhi có bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ có lời khuyên cho bạn việc có nên đình chỉ thai nghén để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu. Việc đình chỉ thai nghén nên được tiến hành trước 24 tuần mang thai.

 

  1. Lần khám thai thứ 6: Tuần thai thứ 24 tuần – 28 tuần

Tuần này sẽ sàng lọc đái đường thai nghén bằng phương pháp dung nạp Glucose đường uống. xét nghiệm này nên làm vào buổi sáng, thai phụ phải nhịn ăn tối thiểu 8h, không được uống cả sữa.

Kiểm tra siêu âm thai đánh giá sự lớn lên của thai nhi lúc thai 26-28 tuần. Nếu bạn mang thai con so thì thời gian này cần được tiêm phòng uốn ván lần I.

  1. Lần khám hai thứ 7: Tuần thai thứ 28 tuần – 32 tuần

Trong giai đoạn từ tuần thứ 28 đến 32 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ đi khám thai định kỳ hai tuần/lần. Kể từ sau tuần 36, bạn sẽ đi khám 1 tuần/lần cho đến khi sinh. Hãy cho bác sĩ biết bất cứ vấn đề sức khỏe nào mà bạn gặp như cảm giác mệt mỏi, buồn bã, co thắt, sưng, đau đầu hay phù nề hoặc có dấu hiệu xuất huyết tử cung…

Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra nhịp tim của bé và đo kích thước tử cung để ước tính kích thước của thai nhi. So sánh với tuổi thai nhằm đánh giá tốc độ phát triển của bé. Nếu nhận thấy có bất thường, bác sĩ sẽ đề nghị bạn siêu âm 4D, mức nước ối trong tử cung và vị trí của bé (ngôi mông, ngồi ngang hay thuận).

  1. Lần khám thai thứ 8: tuần 32- tuần 34

Vị trí , cân nặng ước tính của thai và các phần phụ nhau ối sẻ được đánh giá dự đoán ở giai đoạn này. Khám thai giúp phát hiện các bệnh lý hay gặp ở thai phụ 3 tháng cuối như tăng huyết áp, đái đường, viêm nhiễm phụ khoa.

Các xét nghiệm cần làm là cấy dịch âm đạo tìm Streptococcus B (1 lần duy nhất) và xét nghiệm nước tiểu hằng tháng cho đến lúc sinh

Mũi tiêm phòng uốn ván cho thai con rạ và mũi thứ II đối với con so cũng cần được thực hiện trong thời gian này…

  1. Lần khám thai thứ 9: Tuần thai thứ 38 – 41 tuần

Bạn đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào kể từ khi thai được 38 tuần .

Bạn cần khám thai mỗi tuần một lần để đo tim thai, theo dõi nước ối và tiên lượng cuộc đẻ.

Siêu âm thai có thể được thực hiện lúc bạn đến ngày dự sinh ( tương đương thai 40 tuần) mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Bạn lưu ý một số biểu hiện sau, phải đi khám thai ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường.

Đếm cử động thai: Bình thường là từ 4 lần/giờ

Tái khám ngay khi thấy:

  • Đau bụng
  • Ra huyết, ra nước âm đạo
  • Thai máy ít, máy yếu
  • Có dấu hiệu bất thường.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, khi sinh nở được mẹ tròn con vuông!

ĐẶT LỊCH KHÁM qua số Hotline: 0905 246 182 – 0918 347 565

Phòng khám Sản phụ khoa Bs Trương Thị Chánh

  • Địa chỉ: 192 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
  • E-mail: chanhttspk@gmail.com
  • SĐT: 0905 246 182 – 0918 347 565

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Posted in Dịch vụ, Thai kì by rin
Tư vấn Online