10 sự thật về siêu âm thai

20/02/2020

Siêu âm thai giúp cung cấp một bức tranh cụ thể và đầy đủ của bé yêu trong bụng mẹ. Vì thế, rất nhiều mẹ bầu trông mong đến thời điểm siêu âm để được “gặp” con

Đối với các mẹ bầu, mỗi lần siêu âm là mỗi lần họ được vén màn bí mật về con và thế giới bên trong tử cung, được biết con đã lớn thế nào, đã biết làm gì… Tuy nhiên, quan trọng nhất, siêu âm thai là một biện pháp kiểm tra sức khỏe của thai nhi đã được tiến hành trong rất nhiều năm. Phương pháp này không gây đau và cũng chưa có tác dụng phụ nào được thống kê nền hoàn toàn an toàn cho mẹ và bé.

>>> Siêu âm thai và những điều cần biết

1/ Chuyện gì xảy ra trong phòng siêu âm thai?

Việc siêu âm được tiến hành bởi bác sĩ và kỹ thuật viên trong một căn phòng tối để lấy được hình ảnh tốt nhất về thai nhi. Đầu tiên, bạn cần nằm lên một chiếc giường, đầu quay về phía bác sĩ siêu âm. Bạn sẽ được yêu cầu kéo áo lên và kéo váy hay quần xuống khỏi phần hông để lộ ra phần bụng bầu.

Một loại gel đặc biệt được bôi lên bụng để đảm bảo sự tiếp xúc giữa thiết bị siêu âm và làn da của bạn. Đầu thiết bị được quét trên bụng sẽ phát ra sóng âm thanh và thu nhận khi chúng dội lại. Kết quả là những hình ảnh đen trắng của bé sẽ hiện lên trên màn hình.

Trong lúc bà mẹ đang xem các chuyển động của con thì bác sĩ siêu âm sẽ cẩn thận kiểm tra cơ thể của bé. Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy bác sĩ nhấn phần đầu máy siêu âm xuống bụng bạn mạnh hơn một chút để có được những hình ảnh rõ nét hơn. Điều này không gây ảnh hưởng gì đến bé cưng cả.

2/ Một lần siêu âm kéo dài bao lâu?

Một lần siêu âm thai thường được tiến hành trong vòng 20 phút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi bé cuộn người hay di chuyển quá nhiều thì việc siêu âm không thể tiến hành. Bạn có thể sẽ được yêu cầu đi ra ngoài dạo một lát rồi quay lại. Cũng có những trường hợp khác, khi mẹ bị béo phì hay các mô trong cơ thể dày đặc, việc siêu âm cũng bị cản trở dẫn đến thời gian kéo dài hơn.

3/ Siêu âm nhiều có nguy hiểm không?

Chưa có ghi nhận nào về những nguy hiểm cho thai nhi hay mẹ bầu khi trải qua siêu âm. Nhưng bạn vẫn nên cân nhắc khi nào thì nên siêu âm, khi nào không cần thiết. Trong trường hợp siêu âm chỉ ra một nguy cơ về sức khỏe nào đó, bạn sẽ phải cân nhắc đến việc chọn lựa những bước kiểm tra khác sâu hơn để đảm bảo bé phát triển bình thường, không bị dị tật bẩm sinh, một số biện pháp như xét nghiệm NITP với kết quả chính xác lên đến 99% được bác sĩ phụ sản tư vấn nên dùng.

4/ Khi nào bà bầu cần siêu âm?

Hai lần siêu âm thai quan trọng nhất là khoảng 11 tuần 1 ngày  đến 13 tuần 6 ngày và tuần 21 – 24. Ngoài ra, bạn cũng có thể được chỉ định siêu âm vào các tuần từ 30 đến 32 và trong những trường hợp bác sĩ cảm thấy cần kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Có nhiều bà mẹ rất thích siêu âm thai để được nhìn ngắm bé yêu của mình trên màn hình, có mẹ còn thích lưu các giấy siêu âm thai lại làm thành nhật ký mang thai.

5/ Khi nào bạn sẽ nhận được kết quả?

Sau khi siêu âm, bạn chỉ cần chờ khoảng 1-2 phút là đã có thể nhận kết quả.

>>> Siêu âm 4D Đà Nẵng

6/ Siêu âm là bước kiểm tra bắt buộc?

Mặc dù hầu hết mẹ bầu đều trải qua các buổi siêu âm, bạn vẫn có quyền từ chối tiến hành nếu không muốn. Bạn có thể thảo luận kỹ càng với các bác sĩ trước khi quyết định mình có tiến hành siêu âm hay không.

7/ Siêu âm có tác dụng gì?

Một lượt kiểm tra siêu âm thường được thực hiện với những mục đích sau:

-Kiểm tra các chỉ số của thai nhi. Dựa vào các chỉ số như chu vi vòng đầu, chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài đầu mông…, các bác sĩ có thể tính toán ngày dự sinh, tuần thai và tuổi thực của thai nhi.

-Kiểm tra số lượng thai nhi. Chỉ dựa vào siêu âm, bạn mới có thể biết chính xác mình mang thai đơn, đôi hay đa thai.

-Phát hiện các bất thường như dị tật thai nhi, đo độ mờ da gáy để phát hiện hội chứng Down…

-Kiểm tra vị trí của thai nhi và bánh nhau. Những trường hợp nhau bám thấp, nhau tiền đạo… thường được theo dõi kỹ lưỡng và có thể được khuyến nghị để sinh mổ.

-Kiểm tra mức phát triển của thai nhi

8/ Bạn có thể đưa bạn bè hay chồng vào phòng siêu âm không?

Một số cơ sở siêu âm từ chối người nhà vào phòng siêu âm. Tuy nhiên, nếu bạn siêu âm tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ – Bác sĩ Trương Thị Chánh thì được nhé, với điều kiện phòng khám khi đó không quá tải.

9/ Nếu có điều gì bất thường được xác định, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Trong trường hợp này, kỹ thuật viên hay bác sĩ phụ trách siêu âm sẽ chuyển kết quả về bác sĩ khám bệnh và bạn cần trao đổi thêm với bác sĩ đang khám và theo dõi cho mình để chọn một biện pháp kiểm tra tiếp theo. Bạn có thể tiếp tục thự hiện một bước xét nghiệm sâu hơn, hoặc từ chối và duy trì việc khám và theo dõi thai bình thường như trước.

10/ Siêu âm có cho biết đó là bé trai hay bé gái?

Việc tiết lộ giới tính trước tuần thai thứ 28 được xem là phạm pháp, vì thế, bác sĩ có thể sẽ từ chối trả lời những câu hỏi liên quan đến chủ đề này, dù thực tế là các thiết bị siêu âm có thể xác định được đáp án cho bạn.

👉 Đăng ký khám tại đây https://bacsichanh.com/lien-he/
=========
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ
Địa chỉ: 192 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
E-mail: chanhttspk@gmail.com
SĐT: 0905 246 182 – 0918 347 565
Web: https://bacsichanh.com
—✯✯✯✯✯—
📅 GIỜ LÀM VIỆC
Thứ 2 – Thứ 7
 Buổi sáng: 7h30h -11h
 Buổi chiều: 13h30-19h
Chủ nhật
 Buổi sáng: 7h30 -11h
 Buổi chiều nghỉ

 

Tư vấn Online